QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA ONG CHÚA
Các dạng sữa ong chúa.
Quy trình sản xuất sữa ong chúa gồm các bước nào? Trước khi tìm hiểu các công đoạn, chúng ta cần biết sữa ong chúa gồm những loại nào. Thông thường, sữa ong chúa được lưu hành trên thị trường ở 2 dạng khác nhau. Dạng nguyên chất và dạng viên. Dạng nguyên chất có tính đặt sệt giống như sữa chua và thường được đặt trong lọ thủy tinh nhỏ. Dạng thứ hai được sản xuất thành viên nang như thuốc tây. Dạng nguyên chất cần được bảo quản một cách kỹ càng và rất phức tạp nên dạng viên thường được sử dụng nhiều hơn. Chúng ta cần cân nhắc nên mua sữa ong chúa dạng nào cho thích hợp để giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết.
Để biết rõ hơn thông tin chi tiết giữa sữa ong chúa tươi nguyên chất và dạng viên, các bạn có thể tham khảo thêm link sau đây:
->> Sự khác nhau giữa sữa ong chúa tươi nguyên chất và dạng viên
![royal jelly](https://xuatxuuc.com/wp-content/uploads/2017/03/hc-royal-jelly-1000-365-capsules-500x500-1.png)
Làm thể nào để sản xuất ra nhiều sữa ong chúa?
Như ta đã biết trong 1 tổ ong có hàng ngàn con ong thợ nhưng chỉ có một con ong chúa. Các con ong thợ chỉ tiết ra khoảng 0.5ml sữa ong trong 2 đến 3 ngày để nuôi một con ong chúa mà thôi. Vậy tại sao chúng ta có thể sản xuất nhiều lượng sữa ong chúa để bán ra thị trường như vậy?
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách tạo ra các lỗ đựng sữa ong chúa giả. Lỗ đựng sữa ong chúa này được làm bằng sáp ong và ghép với ấu trùng ong. Các con ong thợ bị lừa và nghĩ rằng đây là ong chúa thật nên chúng cứ tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi ” chúa của mình”. Tuy nhiên số lượng sữa ong chúa còn tùy thuộc vào “sức khỏe” của từng đàn ong. Đàn ong nào mạnh thì tiết nhiều sữa. Nếu cố gắng khai thác sữa từ đàn ong yếu, thì sau một thời gian ngắn, đàn ong đó sẽ dần chết hết vì bị “bóc lột” quá sức.
Sau đây là 7 bước để sản xuất ra sữa ong chúa nguyên chất:
Bước 1 quy trình sản xuất sữa ong chúa: Chuẩn bị các thanh đựng để chiết xuất sữa ong chúa.
Trong bước đầu tiên của quy trình sản xuất sữa ong chúa, cần chuẩn bị các khay có những chiếc cốc nhỏ để đựng sữa ong. Những chiếc cốc này được làm bằng sáp ong. Mỗi cốc được đổ một giọt sữa ong chúa và pha loãng với nước cất.
Bước 2 quy trình sản xuất sữa ong chúa: Ghép ấu trùng vào cốc sữa ong chúa.
Chúng ta thắp sáng tổ ong bằng đèn để thấy rõ những con ấu trùng hơn. Sau đó bắt đầu bắt ấu trùng từ các lỗ tổ ong bằng công cụ gắp đặc biệt. Ấu trùng nằm ở dưới đáy của lỗ tổ ong và hình dáng giống như hình mặt trăng lưỡi liềm. Sau đó, cẩn thận lấy nó từ phía sau và đặt nó bên trên giọt sữa ong chúa trong cốc đã tạo.
Bước 3 quy trình sản xuất sữa ong chúa: Đặt thanh đựng sữa ong vào tổ ong.
Tổ ong phải cần sắp xếp hợp lí trước khi đặt khay đựng sữa ong vào tổ ong. Sữa ong chúa chỉ có thể được sản xuất bởi các đàn ong khỏe mạnh, nơi có đủ số lượng thợ trẻ. Cần phải đặt thanh đựng sữa ong vào chính giữa tổ ong một cách cẩn thận và cách biệt với tổ ong. Việc làm này nhằm đảm bảo những ong thợ nghĩ mình không phải là ong chúa. Sau đó chúng bắt đầu cho những con ấu trùng ăn sữa ong.
Bước 4 quy trình sản xuất sữa ong chúa: Lấy thanh đựng sữa ong ra khỏi tổ ong.
Chính xác 72 giờ sau khi chèn các thanh đựng vào tổ ong, nó phải được lấy ra. Vì đây là thời gian các cốc có chứa số lượng sữa ong chúa nhiều nhất.
Bước 5 quy trình sản xuất sữa ong chúa: Chuẩn bị cho việc chiết xuất sữa ong chúa.
Những con ong thợ làm những chiếc cốc này đầy lên. Nó được dựng đứng lên thành những bức tường chứa sữa ong. Những bức tường này phải được cắt bỏ đi bằng con dao sắt. Sau đó chuẩn bị cho việc gắp các ấu trùng ra khỏi thanh đựng sữa ong.
Bước 6 quy trình sản xuất sữa ong chúa: Loại bỏ ấu trùng
Những ấu trùng cần phải được loại bỏ đi vì vậy chỉ còn sữa ong trong những chiếc cốc.
Bước 7 quy trình sản xuất sữa ong chúa: Chiết xuất sữa ong chúa.
Dùng một chiếc muỗng bằng gỗ để gắp sữa ong chúa ra và bỏ vào hủ. Những chiếc hủ này cần phải được bỏ trong tủ lạnh.
Sữa ong chúa được bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 5 độ C cho việc sử dụng ngay. Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì cần để ở nhiệt độ dưới 0 độ C. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì hạn dùng 6 tháng đến 1 năm. Nếu bảo quản ngăn đông thì hạn dùng lên tới 3 năm.
Cần biết rằng để có được 1kg sữa ong chúa cần phải có khoảng 2,000 cốc đựng sữa ong như vậy. Cho nên các bạn thấy đấy, giá thành của sữa ong chúa thường khá cao bởi quy trình sản xuất cầu kỳ. Nhưng tiền nào của nấy mà 🙂
Thành phần sữa ong chúa
Sữa ong chúa có tới 20 axit amin tự do, các vitamin như B1, B2, B6, PP. Đặc biệt có nhiều vitamin A, E rất cần cho làn da và tốt cho cả mắt… Tất cả đều có ở viên sữa ong chúa Úc. Chúng được chiết xuất 100% từ sữa ong chúa tự nhiên, không màu thực phẩm, không chất bảo quản.
Các công dụng của sữa ong chúa
- Thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể
- Chống lão hóa
- Nâng cao năng lực tư duy và khả năng ghi nhớ
- Chống ung thư và phóng xạ
- Kháng khuẩn và chống viêm
- Tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp và phòng chống tình trạng vữa xơ động mạch
- Bảo hộ và cải thiện công năng tạo huyết của tủy xương
- Làm tăng số lượng và chất lượng các tế bào máu
- Thúc đẩy sự hồi phục và tái sinh của tế bào các tổ chức như thận, gan, thần kinh
- Cải thiện công năng của các tuyến nội tiết, tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản
- Nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể
- Dùng liều cao có tác dụng an thần, phòng chống tình trạng mất ngủ…
Các bài viết liên quan:
- 8 Tác dụng thần kỳ của sữa ong chúa.
- Công dụng của bất ngờ sữa ong chúa đối với người đái tháo đường.
- 5 lý do không thể bỏ qua khi làm đẹp bằng sữa ong chúa